
Thông tin cuộc sống
Về con dấu
Khi sống ở Nhật Bản, có nhiều trường hợp cần sử dụng con dấu, ví dụ: khi mở tài khoản tại ngân hàng hoặc khi thuê nhà…
Ngày nay, bạn có thể dễ dàng mua con dấu tại các cửa hàng trực tuyến như Amazon, hoặc cũng có thể mua tại các cửa hàng làm con dấu truyền thống trên địa bàn thành phố.
Con dấu được sử dụng thay cho chữ ký, vì vậy hãy bảo quản cẩn thận. Bạn có thể làm một con dấu với giá rẻ khoảng 1000 yên.
Lịch sử con dấu của Nhật cách đây khoảng 2300 năm và bắt nguồn từ Trung Quốc. Điều thú vị là nó đã gắn bó mật thiết với cuộc sống hàng ngày của mọi người.
Về đăng ký cư trú
học sinh có thời gian lưu trú trên 3 tháng và học sinh lưu trú dài hạn phải đăng ký thường trú tại văn phòng Quận hoặc văn phòng thành phố nơi mình sinh sống trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh vào Nhật Bản.
Về bảo hiểm y tế
Đối với đăng ký thường trú, thủ tục được thực hiện tại văn phòng Quận hoặc thành phố nơi bạn sinh sống. Hãy hoàn tất các thủ tục cùng nhau vào ngày bạn đăng ký cư trú.
Tại Nhật Bản, người nước ngoài cũng được kê khai trong sổ đăng ký cư trú cơ bản. Những người không có bảo hiểm y tế của công ty hoặc cư trú tại Nhật trên 3 tháng phải tham gia Bảo hiểm Y tế Quốc dân. Khi làm thủ tục tham gia,đừng quên nộp “Tờ khai thuế đơn giản” để kê khai thu nhập năm trước của bạn.
Vật dụng cần thiết khi đăng ký
Thẻ cư trú / giấy chỉ định
(Chỉ dành cho những người có tư cách cư trú là “hoạt động đặc định”. Giấy chỉ định được đính kèm với hộ chiếu)
Về bảo hiểm du học sinh
Học sinh dài hạn theo học tại trường sẽ được trường tự động đăng ký “Bảo hiểm cho du học sinh” phát hành bởi Hiệp hội hợp tác giữa các trường Nhật ngữ được Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ phê chuẩn.
Bảo hiểm y tế quốc dân chi trả 70% chi phí y tế, bạn chỉ phải tự chi trả 30% phí còn lại.
Trường hợp đã đăng ký “Bảo hiểm cho du học sinh”, bạn nộp lại biên lai đã thanh toán 30% này cho trường thì sẽ đợc hoàn lại 30% chi phí đó. Nếu bạn sử dụng “Bảo hiểm cho du học sinh” thì gánh nặng về chi phí y tế gần như bằng không.
Ngoài ra, có rất nhiều chi phí mà chỉ có bảo hiểm du học sinh mới chi trả, như chi phí cho bố mẹ bạn từ quê nhà tới chăm sóc trong những trường hợp như: bạn đi xe đạp gây tai nạn khiến đối phương và cả bản thân bị thương nặng.
Xin lưu ý rằng bảo hiểm này sẽ không chi trả cho việc điều trị nha khoa, điều trị liên quan đến bệnh tâm thần, điều trị và nắn chỉnh xương khớp, mang thai, sinh nở, xô xát đánh nhau,…
Về việc mở tài khoản ngân hàng
Thời gian lưu trú từ 3 tháng trở lên, có thể mở tài khoản Ngân hàng bưu điện ngay sau khi nhập cảnh vào Nhật Bản. Các tài khoản ngân hàng khác chỉ có thể mở sau 7 tháng kể từ khi nhập cảnh vào Nhật Bản.
Các vật dụng cần thiết để mở tài khoản
①Thẻ lưu trú ②Hộ chiếu ③Thẻ học sinh (hoặc giấy chứng nhận nhập học) ④Thẻ cư trú ⑤Con dấu ⑥Số điện thoại di động tại Nhật ⑦Địa chỉ ở Nhật.
Về nơi ở
Quy định về việc thuê phòng trọ của người Nhật khá phức tạp vì có nhiều quy tắc khác biệt so với nước ngoài. Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn tốt nhất nên sống trong ký túc xá học sinh.
Về ký túc xá học sinh
Trường hợp tìm phòng tại công ty bất động sản là đối tác của trường
Nhà trường có liên kết với một số Công ty bất động sản nên có thể giới thiệu căn phòng phù hợp với nhu cầu của hoc sinh.
Các công ty bất động sản đối tác của trường, về cơ bản sẽ giới thiệu những căn phòng có lắp đặt sẵn giường và nội thất.
Trước khi chuyển vào ở, học sinh cần chi trả lệ phí và 3 tháng tiền thuê nhà.
Từ tháng thứ 4 trở đi, học sinh sẽ thanh toán tiền thuê nhà trực tiếp cho công ty bất động sản.
Học sinh muốn mua chăn, đệm có thể đăng ký với trường từ 2 tháng trước khi chuyển vào ở.
Trường hợp tự tìm phòng
Khi bạn ký hợp đồng thuê nhà, ngoài tiền thuê nhà, bạn có thể phải trả các khoản tiền như: tiền đặt cọc, tiền lễ, phí thủ tục hợp đồng…Đặc biệt, tiền lễ là khoản chi phí rất khó hiểu đối với người nước ngoài. Đó là khoản tiền cám ơn trả cho chủ nhà trước khi vào ở.
Ngoài ra, Shiki-kin nghĩa là tiền cọc nhưng có một chút khác biệt so với nước ngoài. Nó cũng có nghĩa là tiền cọc nhưng nếu bạn làm bẩn phòng, cần thay chiếu tatami, phải gọi thợ tới sửa chữa hay nhờ công ty dọn dẹp tới làm sạch thì chi phí đó sẽ được khấu trừ vào tiền cọc của bạn.
Mặt khác ở Nhật có rất ít phòng trang bị sẵn đồ đạc ngay từ đầu. Thường trong phòng chỉ lắp sẵn điều hòa. Vì vậy, hãy thảo luận với công ty động sản để tìm phòng phù hợp. Mặt bằng chung giá thuê nhà quanh trường khoảng 70.000 yên đến 80.000 yên cho một phòng đơn.
Về phí công cộng
Bạn cần liên lạc với công ty điện, nước, gas. Vì vậy, cần phải xác nhận rõ với công ty bất động sản hoặc chủ nhà về việc này.
Hàng tháng sẽ có hóa đơn gửi về nhà, bạn có thể thanh toán tại cửa hàng tiện lợi. Hầu hết các căn phòng do công ty bất động sản liên kết với trường giới thiệu đều đã bao gồm chi phí tiêu thụ điện năng và nhiên liệu trong tiền thuê nhà.
Về cách đổ rác
Nhật Bản quy định rất nghiêm ngặt về việc đổ rác. Tùy thuộc vào khu vực nơi bạn sống, bạn có thể không được dùng được bất cứ thứ gì khác ngoài túi rác được chỉ định để đổ rác.
Trước hết, khi thuê nhà hãy hỏi chủ nhà hoặc công ty bất động sản về cách đổ rác. Học sinh sống trong ký túc xá cũng hãy tuân theo những quy định tại đây. Hình ảnh là hoạt động phân loại rác ở Kita-ku, nơi đặt trụ sở của trường JCLI.
家庭ごみ・資源の分け方出し方(日・英・中・韓・ベンガル語版)
https://www.city.kita.tokyo.jp/r-seiso/kurashi/gomi/bunbetsu/chirashi/index.html
Về hợp hợp đồng điện thoại
Dịch vụ điện thoại di động mà người nước ngoài có thẻ cư trú có thể đăng ký bao gồm: điện thoại di động của các hãng viễn thông lớn, SIM giá rẻ và điện thoại thông minh giá rẻ.
Ba nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn của Nhật Bản là SoftBank, au và NTT docomo.
Mỗi công ty cung cấp các dịch vụ khác nhau, vì vậy hãy kiểm tra kỹ trước khi ký kết hợp đồng.
Giá cước điện thoại khoảng từ 1.000 yên, có thể lên đến hơn 10.000 yên/ 1 tháng. Hãy lựa chọn gói cước phù hợp với bạn.
Về phích cắm
Điện áp ở Nhật Bản rất thấp, ở mức 100V. Vì vậy, với những thiết bị điện từ nước ngoài khi sử dụng tại Nhật cần có máy biến áp tăng áp thì mới sử dụng được. Không phải tất cả các thiết bị điện khi đưa qua máy biến áp đều có thể sử dụng được, vì vậy hãy kiểm tra thật cẩn thận nếu bạn cần mang bất cứ thiết bị điện nào sang Nhật.
Hầu hết các thiết bị điện đều được bán ở Nhật Bản.
Về phích cắm
Phích cắm của Nhật Bản thường được gọi là loại A. Có hai thanh thon dài được xếp theo chiều dọc.
Tần số điện ở Tokyo là 50 Hertz, 100V. (Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa)

Về phương tiện giao thông
Tokyo có hơn 700 ga xe lửa và tàu điện ngầm, 85 tuyến đường sắt. Đây là khu vực có mật độ đường sắt rất dày đặc.
Ngoài ra, còn có xe buýt với 131 hệ thống bus thủ đô chạy trong thành phố. Vì vậy, nhiều người dân Tokyo sử dụng phương tiện giao thông công cộng để đi học hoặc đi làm.
Về thẻ IC giao thông
Để sử dụng phương tiện giao thông công cộng, thuận tiện nhất vẫn là sử dụng thẻ IC giao thông có tên [Suica] đối với tuyến JR và thẻ [PASMO] đối với tàu điện ngầm ở Tokyo. Tất nhiên, bạn vẫn có thể mua vé tàu, nhưng chúng tôi khuyên bạn nên mua Suica hoặc PASMO để tiết kiệm thời gian.
Cả hai loại thẻ này đều có thể mua tại ga và sử dụng được tất cả các phương tiện giao thông công cộng ở Tokyo. Nếu bạn đăng ký họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại khi mua thẻ thì có thể phát hành lại thẻ nếu bị mất, nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm.
Để biết thêm thông tin, hãy hỏi nhân viên nhà ga sau khi đến Nhật Bản. Ngoài ra còn có ứng dụng Mobile Suica và Mobile PASMO có thể sử dụng trên điện thoại thông minh.


Tai nạn, thiên tai
Chuẩn bị cho tình huống khẩn cấp
Nhật Bản là đất nước gặp nhiều thiên tai. Đặc biệt cần chú ý đến động đất, sóng thần và bão.
Trường chúng tôi tổ chức diễn tập phòng chống thiên tai mỗi năm một lần vào tháng 12. Đó là trải nghiệm giống thật mà bạn thường không thể trải nghiệm như: trải nghiệm trên xe mô phỏng động đất và huấn luyện chữa cháy.
Học sinh toàn trường sẽ tham gia để nâng cao ý thức phòng chống thiên tai.
Khi động đất xảy ra
Sẽ không biết khi nào động đất xảy ra. Vì vậy, hãy cài đặt ứng dụng có chế độ cảnh báo về động đất trên điện thoại di động của bạn.
Việc chuẩn bị cho trường hợp mất điện cũng rất quan trọng. Hãy đảm bảo bạn đã chuẩn bị sẵn đèn pin và pin di động đã được sạc đầy.
Ngoài ra, hãy chuẩn bị trước hành lý mang theo trong trường hợp khẩn cấp và để sẵn vào đó các đồ vật như: thức ăn, thuốc, áo mưa, quần áo, dao, găng tay lao động, tiền xu, túi ni lông…
Do ở Nhật có nhiều động đất xảy ra, nên có những đồ dùng cho lánh nạn như dầu gội khô không cần nước. Khi tới Nhật Bản, hãy thử xem qua một lần.
Khi có bão đến
Từ tháng 7 đến tháng 10 là thời điểm có nhiều bão.
Bạn nên cài đặt ứng dụng cung cấp tin tức, thông báo khẩn trên điện thoại di động.
Đồ vật cần chuẩn bị sẵn
Việc chuẩn bị cho sự cố mất điện là điều vô cùng quan trọng. Hãy đảm bảo bạn đã chuẩn bị sẵn đèn pin và pin di động đã được sạc đầy.
Ngoài ra, hãy chuẩn bị trước hành lý mang theo trong trường hợp khẩn cấp, và để sẵn vào đó các đồ vật như: thức ăn, thuốc, áo mưa, quần áo, dao, găng tay lao động, tiền xu, túi ni lông…
Trường hợp khẩn cấp
Trong trường hợp xảy ra sự cố hoặc tai nạn, hãy nhớ gọi cho cảnh sát, số điện thoại của cảnh sát là 110.
Trường hợp hỏa hoạn, ốm nặng đột xuất hoặc thương tích nghiêm trọng hãy gọi cứu hỏa 119.
Trường hợp phân vân không biết nên tới bệnh viện hay gọi xe cấp cứu, hãy gọi tới số 7119. Bạn sẽ được kết nối với Trung tâm tư vấn khẩn cấp của Sở Cứu hỏa Tokyo. Họ sẽ nói chuyện với bạn về những gì cần làm.
Khi gọi bạn hãy nói rõ họ tên, chỗ ở hiện tại, không nên luống cuống, mất bình tĩnh và nói rõ những gì đã xảy ra. Nếu khả năng truyền đạt bằng tiếng Nhật của bạn không tốt, hãy nhờ người Nhật gần đó giúp đỡ.
Ngày xảy ra động đất lớn tại Nhật
Bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng đều có những ngày quan trọng không thể quên.
Tokyo, nơi trường của chúng tôi đặt trụ sở đã bị tàn phá nặng nề bởi trận động đất phía Đông Nhật Bản vào ngày 11 tháng 3 năm 2011.
Vào ngày 17 tháng 1 năm 1995, đã xảy ra đại động đất Hanshin ở Kansai. Ngày 1 tháng 9 năm 1923 cũng đã xảy ra trận động đất lớn ở vùng Kanto.
Ba ngày này được chỉ định là ngày phòng chống thiên tai. Các cuộc diễn tập phòng chống thiên tai được tổ chức để nâng cao ý thức phòng chống thiên tai của người dân.
Ngay khi đi du học, bạn hãy xác định nơi sơ tán trong trường hợp khẩn cấp. Hãy xác nhận lại vật dụng cần dùng khi sơ tán vào Ngày Phòng chống Thiên tai.
Dấu hiệu cần ghi nhớ
Xin hãy ghi nhớ ba điều sau.

Dấu hiệu cửa thoát hiểm. Đó là dấu hiệu để thoát ra ngoài tòa nhà trong trường hợp khẩn cấp.

Dấu hiệu của khu vực sơ tán, là khu vực rộng được chỉ định sử dụng nhằm bảo vệ tính mạng cho những người lánh nạn khỏi các trận động đất lớn, những đám cháy lan rộng và các mối nguy hiểm khác

Dấu hiệu nơi trú ẩn. là nơi tạm thời tiếp nhận những người không còn nơi nào để đi do nhà bị sập vì động đất.
Tại đó sẽ được cung cấp thông tin về thảm họa và vật phẩm cần thiết cho những người bị ảnh hưởng bởi thảm họa.
Sau khi du học, bạn nên xác định khu vực sơ tán và các khu vực trú ẩn gần nơi bạn sinh sống.
Công viên Kamiyabori (tính đến năm 2019) là một địa điểm sơ tán khẩn cấp. Trường chúng tôi cũng ký thỏa thuận với cảnh sát địa phương để làm nơi trú ẩn khi có lũ lụt xảy ra ở khu vực xung quanh.
Thông tin hữu ích
Quầy tư vấn đa ngôn ngữ ở Tokyo
Tokyo Metropolitan Foundation “TSUNAGARI”
Bạn sẽ nhận được hướng dẫn khi không biết nên trao đổi ở quầy nào
Số điện thoại: 03-6258-1227 (Từ thứ 2 đến thứ 6, 10:00~16:00)
Tokyo English Life Line

Tokyo English Life Line(TELL)
- Gặp khó khăn trên điện thoại
- Tư vấn y tế
Điện thoại: 03-5774-0992 (hàng ngày từ 9:00 đến 23:00)
HP:https://www.telljp.com/
Hiển thị:tiếng Anh
Hướng dẫn về các cơ sở y tế, hiệu thuốc trong thành phố Tokyo
Dịch vụ hướng dẫn y tế Tokyo Himawari.
- Giới thiệu bênh viện
- Tư vấn về cơ sở y tế bằng tiếng nước ngoài
HP:https://www.himawari.metro.tokyo.jp/qq/qq13tomnlt.asp
Hiển thị:tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn Quốc
Trung tâm Thông tin Y tế và Sức khỏe Tokyo
Trung tâm Thông tin Y tế và Sức khỏe Tokyo
- Tư vấn y tế cho người nước ngoài
Địa chỉ:〒160-8484, Tầng 4 Tokyo Health Plaza, 2-44-1 Kabukicho, Shinjuku-ku, Tokyo
①Tư vấn về bác sĩ, phúc lợi, hệ thống bảo hiểm,… có thể điều trị cho người nước ngoài
Điện thoại: 03-5285-8181 (hàng ngày từ 9:00 đến 20:00)
Ngôn ngữ hỗ trợ: tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Thái, tiếng Tây Ban Nha
②Hướng dẫn thông tin bệnh viện trường hợp khẩn cấp
ĐT: 03-5285-8185 (Các ngày trong tuần 17: 00-20: 00, Thứ Bảy, Chủ Nhật và các ngày lễ từ 09: 00-20: 00)
Ngôn ngữ hỗ trợ: tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Thái, tiếng Tây Ban Nha
HP:https://www.metro.tokyo.lg.jp/tosei/iken-sodan/otoiawase/madoguchi/kenko.html
Hiển thị: Tiếng Nhật
Việc làm thêm
Trước khi bắt đầu công việc làm thêm
Khi học sinh quốc tế đi làm thêm, cần phải có “Giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú”. Giờ làm việc được quy định không làm quá 28 giờ mỗi tuần. (Trong các kỳ nghỉ dài do trường quy định, sẽ được làm 40 giờ/ tuần và không được làm quá 8 giờ 1 ngày )
Nếu bạn làm quá thời gian quy định, sẽ bị phạt tiền, không thể gia hạn tư cách lưu trú, thậm chí có thể bị trục xuất về nước. Vì vậy, hãy đảm bảo tuân thủ quy tắc khi làm thêm. Khi bạn làm việc bán thời gian, hãy đảm bảo tuân thủ các quy tắc và thực hiện đúng cách. Nếu giỏi tiếng Nhật, bạn có thể làm được nhiều công việc bán thời gian.
Có thể trang trải chi phí sinh hoạt bằng công việc làm thêm không?
Bạn không thể chỉ dực vào công việc làm thêm để trang trải sinh hoạt phí khi du học.
Việc làm bán thời gian có nhiều mặt có lợi như: có thể mở mang tầm biết về xã hội..Tuy nhiên, học sinh không được vì thế mà bỏ bê việc học của mình. Bạn cũng đừng quên lập kế hoạch tài chính trước khi đi du học.
Về việc làm thêm
Bạn không được làm việc bán thời gian tại các cửa hàng liên quan đến tình dục, mại dâm, cửa hàng mạt chược hay pachinko…
Ngoài ra, bạn cũng không được phép làm thêm, dù chỉ là công việc dọn dẹp tại các khách sạn giải trí (khách sạn tình yêu) hay những quán cà phê có liên quan tới các hoạt động đó .
Nếu không chắc chắn hoặc lo lắng về nơi làm thêm, hãy nhớ tham khảo ý kiến của nhà trường.
Cách tìm kiếm việc làm thêm
Nhà trường cung cấp thông tin về việc làm thêm cho học sinh.
Ngoài ra, cũng có nhiều cách khác để tìm kiếm công việc làm thêm.Bạn có thể xem tạp chí miễn phí được để tại các nhà ga và cửa hàng tiện lợi, hoặc có thể nhờ bạn bè và người quen đang làm việc giới thiệu. Bạn cũng có thể sử dụng các ứng dụng, website trên máy tính hay điện thoại thông minh để tìm kiếm việc làm. Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn hai dịch vụ công về giới thiệu việc làm.
Tư vấn và giới thiệu việc làm thêm/Tư vấn về tư cách lưu trú
Trung tâm hướng dẫn và Hỗ trợ việc làm cho người nước ngoài ở Shinjuku
Địa chỉ: Hello Work Shinjuku (Tòa nhà văn p hòng Chính phủ Kabukicho) Tầng 1, 2-42-10 Kabukicho, Shinjuku-ku, Tokyo 160-8489
ĐT: 03-3204-8609 (Các ngày trong tuần, từ 8: 30 đến 17: 15)
https://jsite.mhlw.go.jp/tokyo-foreigner/gaikokujin_center_goannai/gaikokujin_koyou_center/map2.html
Hiển thị: tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Trung
Tư vấn lao động nước ngoài/Tư vấn việc làm thêm cho du học sinh quốc tế,…

Trung tâm tư vấn thông tin lao động Tokyo
Địa chỉ: Trung tâm việc làm Tokyo, tầng 9, 3-10-3 Iidabashi, Chiyoda-ku, Tokyo 102-0072
ĐT: 03-3265-6110
Ngôn ngữ hỗ trợ: Tiếng Anh: Thứ Hai~Thứ Sáu , từ 14: 00 đến 16: 00 Tiếng Trung: Thứ Ba, Thứ Tư, Thứ Năm, từ 14: 00 đến 16: 00
https://www.hataraku.metro.tokyo.jp/soudan-c/center/
Hiển thị: tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Trung